Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Sự khéo léo của người chạm khắc đá


        Thuở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều được làm từ đá. Đá chính là dư âm vạn năng từ ngàn xưa còn vọng lại ngày nay thành linh khí.
Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ, Long sàng đá triều Đinh…là những công trình kiến trúc độc đáo, nghệ thuật chạm khắc đá đỉnh cao của ông cha ta.

                          (Sản phẩm của các nghệ nhân Vạn Bảo Ngọc chế tác)

           Trải qua hàng nghìn năm các kiệt tác vẫn hiên ngang đứng dưới đất trời như một chân lý bất hủ về sự phát triển của Đạo Phật, sự hưng thịnh, phát triển của triều đình nhà Đinh. Sự bài ba của những người thợ chạm khắc đá tại vùng đất Ninh Bình.

                                          (Các sản phẩm của Vạn Bảo Ngọc)
           Vạn Bảo Ngọc nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, nơi quảng bá những nét đẹp văn hóa vùng đất Cố đô tới mọi miền Tổ quốc.
CÔNG TY VẠN BẢO NGỌC

Địa chỉ: 86 Lương Văn Tụy kéo dài, P.Tân Thành, TP.Ninh Bình
Liên hệ mua sản phẩm: 02293.590.888 – 0972073263





Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Thái Bình Hưng Bảo đồng tiền đầu tiên của Việt Nam

          Bước vào kỷ nguyên độc lập, cùng với việc xây dựng chính quyền, quân đội... các triều đại phong kiến Việt Nam khẳng định nền tài chính dân tộc riêng bằng cách đúc và lưu thông những đồng tiền của triều đại mình.


                               (Đồng tiền triều Đinh Thái Bình Hưng Bảo - Vạn Bảo Ngọc)

           Thái Bình Hưng Bảo là tên gọi đồng tiền đầu tiên của Việt Nam do nhà Đinh là một triều đại người Việt chi đúc bắt đầu từ năm 970. Đây được xác nhận là đồng tiền xưa nhất. Tiền Thái Bình Hưng Bảo góp phần khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa mà vua Đinh Tiên Hoàng đã xác lập.

(Hộp đựng đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo - Vạn Bảo Ngọc)

           Sự có mặt của các đồng tiền Việt Nam ngay từ buổi đầu giành độc lập, đã góp phần khẳng định ý thức dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ của các triều đại Việt Nam. Đây là những cơ sở ban đầu để sau này tiền tệ Việt Nam được các triều đại sau phát huy và phát triển.
Địa chỉ sản xuất gỗ uy tín: Công ty TNHH Vạn Bảo Ngọc – Số 86 Lương Văn Tụy kéo dài, Phường Tân Thành, Thành Phố Ninh Bình.
SĐT Liên hệ: 02293.590.888



Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Hành trình hồi sinh làng gốm Bồ Bát Ninh Bình

          Khi gốm Bát Tràng trở thành một thương hiệu nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc, thậm chí còn vượt qua phạm vi biên giới thì gốm Bồ Bát lại bị rơi vào quên lãng. Nỗi xót xa của người dân Yên Mô, Ninh Bình trước một nghề truyền thốn bị thất truyền sau hơn 10 thế kỷ thì giờ đây, làng gốm Bồ Bát đang đứng trước cơ hội được hồi sinh bởi chàng thanh niên 8X- Phạm Văn Vang mang trong mình ước mơ phục dựng thương hiệu nghìn năm tuổi.


            Làng gốm Bồ Bát xưa, nay là làng Bạch Liên,thuộc xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Theo sử sách ghi lại, làng gốm Bồ Bát (thời đó thuộc phủ Trường Yên) đã nổi danh từ cách đây hàng ngàn năm với những sản phẩm gốm sắc trắng độc đáo do các thợ tài hoa của làng sáng tạo ra. Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc đã được tìm thấy rất nhiều ở vùng này. Thời Lý - Trần, những người thợ tài hoa của làng đã sáng tạo ra những sản phẩm cao cấp như gạch đất nung“Đại Việt quốc quân thành chuyên” - loại gạch chuyên dùng để xây thành, các sảnphẩm gốm tinh xảo như đầu rồng, mặt linh thú, bát đĩa, đồ gia dụng... 
Năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, hàng loạt các nghệ nhân tại làng nghề Bồ Bát đã theo triều đình về đất Thăng Long xây dựng kinh đô mới, sản xuất các sản phẩm gốm sứ phục vụ triều đình và dân sinh. Những nghệ nhân này đã đến định cư tại vùng đất ven sông Hồng, nơi có đất sét tốt để sản xuất gốm sứ và thành lập nên làng nghề Bát Tràng ngày nay. Sau khi những nghệ nhân giỏi theo triều đình rời ra đất Thăng Long lập phường làm gốm mới, người dân Bồ Bát không còn giữ được nghề truyền thống, dần dần những người ở lại chủ yếu cấy lúa, làm ruộng để sinh sống và lãng quên đi cái nghề từng hưng thịnh một thời. Nghề gốm sứ ở Bồ Bát đã bị“thất truyền” từ đó.
Là người đầu tiên mở xưởng gốm duy nhất ở làng Bạch Liên, Phạm Văn Vang hy vọng với thương hiệu gốm Bồ Bát do chính bàn tay mình dày công gây dựng anh có thể góp phần nào công sức vực dậy thương hiệu gốm sứ từng mang lại tiếng thơm cho làng. Ở tuổi 31, Vang đã dành khoảng 10 năm tự mình tìm hiểu, xin học lại nghề cũ của làng Bồ Bát xưa, mở lò gốm ngay trên mảnh đất quê hương và nhiệt tình truyền lại nghề cho những người dân trong làng.
Tuy còn rất trẻ, nhưng những gì chàng thanh niên này làm được đã khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng. Một khu mái lợp tôn rộng hơn 300 mét vuông với hơn 20 thợ là quy mô xưởng sản xuất gốm hiện tại của anh Vang. Ngoài những sản phẩm chính là gốm mỹ nghệ như chuông gió, vòng cổ bằng sứ thì những sản phẩm gốm sứ khác như bát đĩa, ấm chén đều được chế tác rất tinh xảo, với nhiều họa tiết trang trí đặc sắc thể hiện bàn tay tài hoa của các nghệ nhân tại vùng đất có gốc làm nghề gốm.

Sản phẩm gốm Bồ Bát, Ninh Bình

 Mỗi sản phẩm dường như mang trong mình cái khí thế hào hùng của một làng nghề đang dần quay trở lại, mang theo ước mơ, hoài bão làm sống lại thương hiệu đã từng bị lãng quên của người dân Bạch Liên.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Đôi Rồng đền vua Đinh


       Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Đôi Rồng Đền Vua Đinh được lấy nguyên mẫu từ đôi rồng tại đền thờ vua Đinh. Một trong những công trình kiến trúc đặc sắc có tại đền thờ. Biểu tượng đôi rồng thể hiện cho sự uy quyền, dũng mãnh, oai phong…thời kỳ đầu độc lập, tự do.


(Đôi Rồng đền vua Đinh mạ vàng - Vạn Bảo Ngọc)

       Nhằm mang những giá trị lịch vùng đất Cố đô tới bạn bè trong và ngoài nước thì nghệ nhân đã chế tạo ra đôi rồng trên nhiều chất liệu như gỗ cẩm, tổng hợp… giúp quảng bá hình ảnh Ninh Bình một cách sinh động, dễ hiểu và gần gũi nhất.

                                          (Đôi Rồng đền vua Đinh gỗ cẩm - Vạn Bảo Ngọc)

       Sản phẩm được dùng để trưng bày, trang trí tại gia đình, văn phòng…như một biểu tượng vững chắc, thịnh vượng.

                                         (Đôi rồng đền vua Đinh mạ vàng - Vạn Bảo Ngọc)

      Vạn Bảo Ngọc luôn là địa điểm uy tín để khách du lịch thăm quan, tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử Ninh Bình. Vạn Bảo Ngọc sẽ tiếp tục là cầu nối giữa lịch sử, hiện tại và tương lai, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình tới bạn bè Quốc tế.
Địa chỉ sản xuất gỗ uy tín: Công ty TNHH Vạn Bảo Ngọc – Số 86 Lương Văn Tụy kéo dài, Phường Tân Thành, Thành Phố Ninh Bình.
SĐT Liên hệ: 02293.590.888





Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Thách thức của thủ công mỹ nghệ


Ninh Bình: Thách thức của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Ninh Bình được thiên nhiên ưu ái cho nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương…Tài nguyên du lịch văn hóa lịch sử đa dạng, phong phú với hàng trăm các lễ hội, hàng nghìn các di tích lịch sử văn hóa…Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
(Cột kinh phật - Vạn Bảo Ngọc)
Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển các điểm bán hàng lưu niệm du lịch đặc trưng của từng địa phương. Tuy nhiên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chưa thực sự đa dạng, phong phú,..Nhiều mặt hàng về kiểu dáng, kích thước chất liệu chưa phù hợp với yêu cầu của du khách. Đặt ra một thách thức lớn cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Trước những khó khăn và thách thức đó, Vạn Bảo Ngọc đã chọn cho mình một hướng đi mới, đó là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Cố đô.
(Hộp đựng đồng tiền triều Đinh - Vạn Bảo Ngọc)
Ninh Bình được biết đến với hàng nghìn di tích lịch sử, hàng trăm công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo… Đó là tài nguyên phong phú để Vạn Bảo Ngọc khai thác và đưa ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, hấp dẫn và ý nghĩa.
Để đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Vạn Bảo Ngọc luôn đa dạng về kích thước, màu sắc bắt mắt, phong phú, sản phẩm đa dạng, ý nghĩa giúp du khách có nhiều sự lựa chọn.
(Bình phong bát bửu - Vạn Bảo Ngọc)
Bên cạnh đó, Vạn Bảo Ngọc cũng không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất để cho ra những sản phẩm chất lượng và uy tín nhất.
VạnBảo Ngọc luôn là địa điểm uy tín để khách du lịch thăm quan, tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử Ninh Bình. Vạn Bảo Ngọc sẽ tiếp tục là cầu nối giữa lịch sử, hiện tại và tương lai, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình tới bạn bè Quốc tế.

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Hoa Sen Gỗ

Trong lòng mỗi người dân Việt, Sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật…
Đối với nghệ thuật điêu khắc gỗ cũng không ngoại lệ. Hoa sen gỗ đang là đề tài rất được ưa chuộng trong giới chuộng đồ gỗ. Với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lành nghề, các sản phẩm hoa sen gỗ được tạo tác rất điệu nghệ, có thể làm vật trang trí ngay trong không gian nhà bạn, phòng khách, nơi làm việc, trưng bày tại cửa hàng… 


Hoa sen gỗ được nghiên cứu sáng tạo trên nhiều chất liệu gỗ như gỗ mít, gỗ gù hương... nhưng những bông hoa được làm từ gỗ pơ mu vẫn được nhiều người yêu thích hơn cả. Bởi gỗ bơ mu sở hữu những đường vân sáng đẹp, độ liên kết giữa các tôm cao nên gỗ rất dai và dẻo. Đặc biệt gỗ "pơ mu" có một mùi thơm đặc trưng mà không loại gỗ nào có, hương thơm thoang thoảng rất dễ chịu giúp xua đuổi muỗi và các loại côn trùng. 


Ngoài tạo ra những bông sen gỗ nhiều cơ sở chế tác còn cung cấp thêm dịch vụ sơn son thiếp vàng hoặc dát vàng vào sản phẩm tùy theo yêu cầu của khách hàng. Làm quà biếu, tặng bố mẹ ông bà hoặc mua về trang trí đều rất phù hợp.
Địa chỉ sản xuất hoa sen gỗ uy tín: Công ty TNHH Vạn Bảo Ngọc – Số 86 Lương Văn Tụy kéo dài, Phường Tân Thành, Thành Phố Ninh Bình.
SĐT Liên hệ: 02293.590.888

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Tràng An_ Di sản thiên nhiên hỗn hợp.

Quần thể danh thắng Tràng An đẹp hút hồn với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, tráng lệ. Hài hòa về hình sông, thế núi, các hồ nước cùng những hang động xuyên thủy, các quần thể động, thực vật hoang sơ. Với những dấu tích của biển tiến, biển thoái, những giá trị cảnh quan địa chất, địa mạo, núi đá vôi vẫn còn nguyên dấu tích.

(Ảnh: Internet)

Với diện tích trên 12.000 ha, quần thể du lịch sinh thái Tràng An có trên 40 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt là Cố đô Hoa Lư và Danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động.
Ngày 23/6/2014 vào lúc 11h57p giờ Qatar (tức 15h57p giờ Việt Nam) tại thủ đô Doha, Qatar, Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Quần thắng danh thắng Tràng An là di sản hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. 
Chính giờ khắc quan trọng và ý nghĩa ấy, Tràng An đã ghi danh trên bản đồ du lịch thế giới trở thành niềm tự hào, vinh dự cho nhân dân Ninh Bình nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. 

(Ảnh: Internet)

Để bảo tồn di sản thiên nhiên và quảng bá nét đẹp huyền ảo chốn Tràng An đến bạn bè trong và ngoài nước, các cấp chính quyền cùng nhân dân Ninh Bình đã và đang tích cực xây dựng kế hoạch phát triển du lịch gắn với bảo tồn những giá trị lịch sử. Chính những việc làm thiết thực, Ninh Bình luôn đón hàng nghìn du khách gần xa tới Tràng An thăm quan, khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ.


Góp phần quảng bá hình ảnh Tràng An, con người Ninh Bình tới mọi du khách khi đến thăm quan các nghệ nhân Vạn Bảo Ngọc đã chế tác hàng nghìn sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, bắt mắt, khắc họa lại chân thật hình ảnh hùng vĩ núi, sông Tràng An. Mỗi bức tranh gỗ là nét đẹp về thiên nhiên, con người nơi đây, sản phẩm giúp du khách ngắm trọn vẻ đẹp thiên nhiên vùng đất di sản Tràng An.
                                                                                
                                                                                                                              Nguồn: Tổng hợp

Sự khéo léo của người chạm khắc đá

        Thuở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều được làm từ đá. Đá chính là dư âm vạn năng từ ngàn xưa còn vọng lại...