Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Tranh Phượng Hoàng Đất

Phượng hoàng là một trong tứ linh. Trước đây người ta chia ra con mái gọi là Phượng con trống gọi là Hoàng. Sau này người ta đã không còn phân biệt đực, cái mà coi Phượng Hoàng  là con cái để ghép đôi với Long (rồng) mang ý nghĩa tượng trưng cho giống đực. Tuy rằng người ta chưa chứng minh được sự tồn tại của Phượng Hoàng nhưng Phượng hoàng đất là loài có thật.



(Phượng hoàng đất trong thiên nhiên)
  (Tranh Phượng Hoàng Đất - Vạn Bảo Ngọc Crafts)

Ở Việt Nam, phượng hoàng đất sinh sống trong một số khu rừng. Trong đó Tràng An, Ninh Bình là nơi được nhắc tới nhiều nhất. Người ta tin rằng Phượng hoàng đất sẽ mang lại may mắn cho những ai nhìn thấy nó. Dù đều này có thật hay không thì việc được nhìn thấy một chú Phượng Hoàng Đất một lần trong đời cũng trở thành mơ ước của rất nhiều du khách. Lấy cảm hứng từ điều này Vạn Bảo Ngọc Crafts đã cho ra đời tác phẩm tranh gỗ “Phượng Hoàng Đất”. Nhờ đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của những nghệ nhân tài hoa đã thổi hồn vào từng tác phẩm nghệ thuật.  Thủ công mỹ nghệ Vạn Bảo Ngọc hy vọng rằng tranh “Phượng Hoàng Đất” sẽ đem lại may mắn, hạnh phúc cho tất cả những ai nhìn thấy. Cũng ý nghĩa  như ta được gặp phượng hoàng đất ngoài đời thực.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Chất liệu cói trong sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ

Cói là một trong những nguyên liệu đặc sắc của làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Là sản phẩm của Thiên nhiên nên chất liệu cói ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng khi mà xu hướng Xanh hóa nguyên liệu sản xuất đang lên ngôi. Từ xa xưa cây cói mọc xen kẽ với các loại sú, vẹt trên các bãi rộng hoang vu. Cói được chia làm 2 loại để phục vụ cho từng loại sản phẩm. Loại cói mọc hoang có phần gốc to, thân dẹt ra ba cạnh. Loại cói này thường được dùng để dệt chiếu thô và thảm cói. Loại cói trồng thân thẳng, đều dùng để dệt các loại chiếu đậu, chiếu cờ,…..  

(Cây cói nước)

Để có được một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt chất lượng  là cả một quy trình công phu từ khi trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói…cho đến khâu cuối cùng là đan, dệt và hoàn thiện sản phẩm.

(Phơi cói)

Các sản phẩm từ cói được yêu thích vì độ đa dạng trong kiểu dáng và màu sắc. Cói thường được sử dụng để đan, dệt các sản phẩm chiếu, mũ, giỏ,.... Tùy và óc sáng tạo và đôi bàn tay tài hoa của người thợ thủ công đã cho ra những sản phẩm cói đa dạng và nghệ thuật. Thời kỳ trước đây các sản phẩm cói chủ yếu xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Đến nay đã mở rộng thị trường sang các nước Đan Mạch, các nước thuộc Liên Xô (cũ), Na uy, Nhật Bản,….Hiện nay do sự chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến sự mở rộng ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành cói mỹ nghệ nói riêng ra Thế giới.Hy vọng trong tương lai ngành cói nói riêng cũng như ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam sẽ có bước tiến mới trên thị trường quốc tế.

Sự khéo léo của người chạm khắc đá

        Thuở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều được làm từ đá. Đá chính là dư âm vạn năng từ ngàn xưa còn vọng lại...