Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Tượng trâu gỗ

Hình ảnh con trâu từ xưa đến nay được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần. Trâu vốn là con vật gắn liền với những đức tính như hiền lành, bền bỉ nhưng cũng rất mạnh mẽ nên nó là biểu tưởng của sự an lành, no đủ và bền vững. Trong văn hóa phương Đông, trâu là một trong 12 con giáp gọi là Sửu ở vị trí thứ 2, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc (gồm trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn) còn trong sơ đồ bát quái trâu là quẻ khôn, chủ về đất đai, mang đến sự thịnh vượng.
Tại Vạn Bảo Ngọc, những người thợ lâu năm đã chế tác nên tượng trâu gỗ không những để trang trí mà còn có tác dụng phong thủy.



                                                             
Để phát huy hết khả năng phong thủy và linh khí của tượng trâu bạn nên đặt tượng trâu ở hướng Bắc hoặc hướng Đông Bắc của ngôi nhà. Không nên bày trí tượng trâu ở hướng Nam hoặc Tây Nam.

Tượng trâu còn được đặt ở bàn làm việc, phòng khách hay các nơi vượng tinh như Lục Bạch, Bát Bạch phối chiếu, không nên đặt ở cạnh nhà vệ sinh, nơi ô uế, trên bàn học, bàn thờ hay ở nới hung tinh Nhị Hắc, Tam Bích chiếu đến.

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Vẻ đẹp "không đụng hàng" của Lũa

Lũa là phần lõi cứng nhất của gốc cây cổ thụ sau khi cây chết. Gỗ lũa rất cứng và không bao giờ bị mối mọt, mục nát cũng như không chịu mọi tác động của mưa, nắng, dòng chảy của nước hay các loại côn trùng,….




 Gỗ lũa thường thu được ở những cây gỗ tốt, quý hiếm hoặc những loài cây cổ thụ lâu đời. Lũa cũng có thể thu được ở những khu vực đất nghèo dinh dưỡng quan trọng là chất lượng của chính khối lũa ấy. Cách khai thác lũa cũng không thể tùy tiện. Khi phát hiện và xác định được một gốc cổ thụ tốt, quý người ta phải đánh dấu lại và xác định xem đó là loại gỗ gì?!  Không tiến hành đào ngay mà phải đợi ngày trời mưa đất mềm ra mới có thể đào. Khi đào cần chú ý kiên trì, không chặt các rễ mọc quanh co, chính những chiếc rễ ấy sẽ tạo nên nét đẹp riêng cho tác phẩm sau này. Mỗi loại lũa đều có đặc điểm riêng như : lũa ngâm trong bùn cho màu đen, lũa dưới đất giữ được màu gỗ nguyên thủy, lũa phơi trước gió có đường vân sóng rất đẹp và cũng là loại lũa quý nhất. Đặc biệt không phải loại gỗ nào cũng hình thành ra được lũa chỉ các loại gỗ quý hoặc chứa dầu thơm mới tạo thành lũa.



(Các sản phẩm lũa tại Vạn Bảo Ngọc)
 Người ta thường sử dụng gỗ lũa để trang trí phòng, làm kệ, đôn, trang trí hồ thủy sinh, hòn non bộ,…..  Dựa trên những đường nét tự nhiên của từng khối lũa người nghệ nhân vận dụng đôi bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ của mình để điêu khắc, thêm bớt chi tiết khiến cho tác phẩm trở nên sinh động hơn. Hình dạng và vẻ đẹp của lũa là độc nhất vô nhị, không bao giờ lặp lại. Mỗi một khối lũa sẽ cho ra đời một tác phẩm khác nhau, không trùng lặp. Sự độc đáo và tính đơn chiếc đã khiến cho những tác phẩm từ lũa được nhiều người yêu thích. Tại Vạn Bảo Ngọc, dưới đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của những nghệ nhân lâu năm trong nghề đã tạo ra những tác phẩm kệ lũa đa dạng, thổi vào đó một cuộc sống độc đáo bất tận.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Cột Kinh Phật chùa Nhất Trụ - Bảo vật quốc gia.

Chùa Nhất Trụ là một trong những ngôi chùa cổ thời Đinh – Lê nằm trong khuôn viên kinh thành Hoa Lư. Chùa nằm ở vị trí trung tâm của thành phía Đông, là di tích cổ và quan trọng nhất. Đây là nơi tu hành và họp bàn các vấn đề quốc gia của các nhà sư thế kỷ X. Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, chùa đã được công nhận là di tích quốc gia. 
(Tác phẩm Cột Kinh Phật tại Vạn Bảo Ngọc)

 (Chùa Nhất Trụ)

(Cột Kinh Phật tại chùa Nhất Trụ)
Bia đá thạch kinh chùa Nhất Trụ là minh chứng còn tồn tại đến ngày nay của của nghệ thuật điêu khắc đá trong nền văn hóa Việt Nam. Cột Kinh Phật bằng đá tại chùa Nhất Trụ được xây dựng từ thế kỉ thứ X, cao 4,16m, nặng 4,5 tấn. Với những nét kiến trúc độc đáo Cột kinh phật là minh chứng cho thời kì phát triển hưng thịnh của đạo Phật nước ta thời kì ấy. Đồng thời nó còn có ý nghĩa như sự bắt đầu giành quyền tự chủ, độc lập và sự khéo léo, tinh tế trong nghệ thuật chạm khắc đá của ông cha ta lúc bấy giờ. Năm 2015, Cột Kinh Phật được công nhận là bảo vật quốc gia.Chính vì những giá trị, ý nghĩa to lớn đó, Vạn Bảo Ngọc đã truyền tải những nét nghệ thuật đặc sắc ấy thông qua tác phẩm Cột Kinh Phật với mong ước lưu giữ lại những giá trị văn hóa dân tộc. 

(Cột Kinh Phật - Vạn Bảo Ngọc Craft)
(Cột Kinh Phật và Đồng tiền thời Đinh được trưng bày tại Vạn Bảo Ngọc)
(Cột Kinh Phật trưng bày trong Hội chợ triển lãm hàng CN nông thôn tiêu biểu)
(Cột Kinh Phật và các sản phẩm của Vạn Bảo Ngọc trong liên hoan Ẩm thực lần thứ IV)

Tác phẩm Cột Kinh Phật được thu nhỏ theo tỉ lệ thật, bên trên khắc Tâm chú. Cột Kinh Phật là một trong những sản phẩm tiêu biểu đã theo Vạn Bảo Ngọc “chinh chiến” trong những hội chợ liên hoan, triển lãm lớn nhỏ trong địa bàn trong và ngoài Tỉnh và nhận được nhiều phản hồi tích hồi tích cực từ giới chuyên môn và quý khách hàng.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Khay trà hoa sen

Khay trà!
Uống trà từ lâu đã trở thành tập tục tao nhã, thanh đạm của người dân Việt Nam. Song thú vui giản dị ấy lại ẩn chứa sự công phu tinh tế của người thưởng trà. 


Người ta không chỉ để ý đến nguyên liệu, xuất xứ, cách thức pha để có được những chén trà thơm ngon mà còn rất để tâm trong việc lựa chọn dụng cụ như khay, chén, ấm trà,… Hiểu điều này tại Vạn Bảo Ngọc chúng tôi đã cho ra đời những mẫu khay trà độc đáo vừa đảm bảo tính ứng dụng vừa có giá trị thẩm mỹ.  
(Khay trà lá sen - sản phẩm của Vạn Bảo Ngọc)
(Khay trà lá sen)
Vừa thưởng trà vừa ngắm nhìn những họa tiết độc đáo, thú vị  hình con cua, con ếch, hoa sen,…. sẽ giúp ta cảm thấy vui vẻ hơn, giảm căng thẳng muộn phiền và câu chuyện trên bàn trà cũng thêm phần ấm áp thân tình.  

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Thái Bình Hưng Bảo - Đồng tiền đầu tiên của Việt Nam

Đồng Thái Bình Hưng Bảo


Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh - người anh hùng của vùng đất Ninh Bình, đã dẹp loạn 12 sứ quân, thành lập nhà Đinh và xưng Đinh Tiên Hoàng Đế, mở đầu một kỷ nguyên độc lập thống nhất cho nước Việt. Ông đã cho phát hành đồng tiền riêng của triều đại mình đó là đồng Thái Bình Hưng Bảo đúc năm 970. Đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo được đúc bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, biểu tượng cho trời và đất theo quan niệm của người phương Đông, mặt tiền ghi 4 chữ Hán: Thái Bình Hưng Bảo được viết nổi đối xứng qua lỗ vuông. Trong đó “Thái Bình” là tên hiệu của vua Đinh Tiên Hoàng cũng là ước muốn cầu cho thiên hạ thái bình, hưng thịnh, còn “Bảo” tức là quý hiếm. 



(Đồng tiền thời Đinh được trưng bày tại Vạn Bảo Ngọc) 

(Hộp đựng đồng tiền thời Đinh - Vạn Bảo Ngọc)

Đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo không chỉ có ý nghĩa là đồng tiền đầu tiên của Việt Nam mà còn góp phần khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa mà vua Đinh Tiên Hoàng đã xác lập. Chính vì thế Vạn Bảo Ngọc đã cho ra đời sản phẩm thủ công mỹ nghệ Đồng tiền triều Đinh để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử ấy của dân tộc. Vạn Bảo Ngọc mong muốn truyền tải các câu chuyện lịch sử, chia sẻ các sản phẩm văn hóa dân tộc đến bạn bè trong nước và quốc tế.




Sự khéo léo của người chạm khắc đá

        Thuở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều được làm từ đá. Đá chính là dư âm vạn năng từ ngàn xưa còn vọng lại...