Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Tượng trâu gỗ

Hình ảnh con trâu từ xưa đến nay được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần. Trâu vốn là con vật gắn liền với những đức tính như hiền lành, bền bỉ nhưng cũng rất mạnh mẽ nên nó là biểu tưởng của sự an lành, no đủ và bền vững. Trong văn hóa phương Đông, trâu là một trong 12 con giáp gọi là Sửu ở vị trí thứ 2, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc (gồm trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn) còn trong sơ đồ bát quái trâu là quẻ khôn, chủ về đất đai, mang đến sự thịnh vượng.
Tại Vạn Bảo Ngọc, những người thợ lâu năm đã chế tác nên tượng trâu gỗ không những để trang trí mà còn có tác dụng phong thủy.



                                                             
Để phát huy hết khả năng phong thủy và linh khí của tượng trâu bạn nên đặt tượng trâu ở hướng Bắc hoặc hướng Đông Bắc của ngôi nhà. Không nên bày trí tượng trâu ở hướng Nam hoặc Tây Nam.

Tượng trâu còn được đặt ở bàn làm việc, phòng khách hay các nơi vượng tinh như Lục Bạch, Bát Bạch phối chiếu, không nên đặt ở cạnh nhà vệ sinh, nơi ô uế, trên bàn học, bàn thờ hay ở nới hung tinh Nhị Hắc, Tam Bích chiếu đến.

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Vẻ đẹp "không đụng hàng" của Lũa

Lũa là phần lõi cứng nhất của gốc cây cổ thụ sau khi cây chết. Gỗ lũa rất cứng và không bao giờ bị mối mọt, mục nát cũng như không chịu mọi tác động của mưa, nắng, dòng chảy của nước hay các loại côn trùng,….




 Gỗ lũa thường thu được ở những cây gỗ tốt, quý hiếm hoặc những loài cây cổ thụ lâu đời. Lũa cũng có thể thu được ở những khu vực đất nghèo dinh dưỡng quan trọng là chất lượng của chính khối lũa ấy. Cách khai thác lũa cũng không thể tùy tiện. Khi phát hiện và xác định được một gốc cổ thụ tốt, quý người ta phải đánh dấu lại và xác định xem đó là loại gỗ gì?!  Không tiến hành đào ngay mà phải đợi ngày trời mưa đất mềm ra mới có thể đào. Khi đào cần chú ý kiên trì, không chặt các rễ mọc quanh co, chính những chiếc rễ ấy sẽ tạo nên nét đẹp riêng cho tác phẩm sau này. Mỗi loại lũa đều có đặc điểm riêng như : lũa ngâm trong bùn cho màu đen, lũa dưới đất giữ được màu gỗ nguyên thủy, lũa phơi trước gió có đường vân sóng rất đẹp và cũng là loại lũa quý nhất. Đặc biệt không phải loại gỗ nào cũng hình thành ra được lũa chỉ các loại gỗ quý hoặc chứa dầu thơm mới tạo thành lũa.



(Các sản phẩm lũa tại Vạn Bảo Ngọc)
 Người ta thường sử dụng gỗ lũa để trang trí phòng, làm kệ, đôn, trang trí hồ thủy sinh, hòn non bộ,…..  Dựa trên những đường nét tự nhiên của từng khối lũa người nghệ nhân vận dụng đôi bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ của mình để điêu khắc, thêm bớt chi tiết khiến cho tác phẩm trở nên sinh động hơn. Hình dạng và vẻ đẹp của lũa là độc nhất vô nhị, không bao giờ lặp lại. Mỗi một khối lũa sẽ cho ra đời một tác phẩm khác nhau, không trùng lặp. Sự độc đáo và tính đơn chiếc đã khiến cho những tác phẩm từ lũa được nhiều người yêu thích. Tại Vạn Bảo Ngọc, dưới đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của những nghệ nhân lâu năm trong nghề đã tạo ra những tác phẩm kệ lũa đa dạng, thổi vào đó một cuộc sống độc đáo bất tận.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Cột Kinh Phật chùa Nhất Trụ - Bảo vật quốc gia.

Chùa Nhất Trụ là một trong những ngôi chùa cổ thời Đinh – Lê nằm trong khuôn viên kinh thành Hoa Lư. Chùa nằm ở vị trí trung tâm của thành phía Đông, là di tích cổ và quan trọng nhất. Đây là nơi tu hành và họp bàn các vấn đề quốc gia của các nhà sư thế kỷ X. Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, chùa đã được công nhận là di tích quốc gia. 
(Tác phẩm Cột Kinh Phật tại Vạn Bảo Ngọc)

 (Chùa Nhất Trụ)

(Cột Kinh Phật tại chùa Nhất Trụ)
Bia đá thạch kinh chùa Nhất Trụ là minh chứng còn tồn tại đến ngày nay của của nghệ thuật điêu khắc đá trong nền văn hóa Việt Nam. Cột Kinh Phật bằng đá tại chùa Nhất Trụ được xây dựng từ thế kỉ thứ X, cao 4,16m, nặng 4,5 tấn. Với những nét kiến trúc độc đáo Cột kinh phật là minh chứng cho thời kì phát triển hưng thịnh của đạo Phật nước ta thời kì ấy. Đồng thời nó còn có ý nghĩa như sự bắt đầu giành quyền tự chủ, độc lập và sự khéo léo, tinh tế trong nghệ thuật chạm khắc đá của ông cha ta lúc bấy giờ. Năm 2015, Cột Kinh Phật được công nhận là bảo vật quốc gia.Chính vì những giá trị, ý nghĩa to lớn đó, Vạn Bảo Ngọc đã truyền tải những nét nghệ thuật đặc sắc ấy thông qua tác phẩm Cột Kinh Phật với mong ước lưu giữ lại những giá trị văn hóa dân tộc. 

(Cột Kinh Phật - Vạn Bảo Ngọc Craft)
(Cột Kinh Phật và Đồng tiền thời Đinh được trưng bày tại Vạn Bảo Ngọc)
(Cột Kinh Phật trưng bày trong Hội chợ triển lãm hàng CN nông thôn tiêu biểu)
(Cột Kinh Phật và các sản phẩm của Vạn Bảo Ngọc trong liên hoan Ẩm thực lần thứ IV)

Tác phẩm Cột Kinh Phật được thu nhỏ theo tỉ lệ thật, bên trên khắc Tâm chú. Cột Kinh Phật là một trong những sản phẩm tiêu biểu đã theo Vạn Bảo Ngọc “chinh chiến” trong những hội chợ liên hoan, triển lãm lớn nhỏ trong địa bàn trong và ngoài Tỉnh và nhận được nhiều phản hồi tích hồi tích cực từ giới chuyên môn và quý khách hàng.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Khay trà hoa sen

Khay trà!
Uống trà từ lâu đã trở thành tập tục tao nhã, thanh đạm của người dân Việt Nam. Song thú vui giản dị ấy lại ẩn chứa sự công phu tinh tế của người thưởng trà. 


Người ta không chỉ để ý đến nguyên liệu, xuất xứ, cách thức pha để có được những chén trà thơm ngon mà còn rất để tâm trong việc lựa chọn dụng cụ như khay, chén, ấm trà,… Hiểu điều này tại Vạn Bảo Ngọc chúng tôi đã cho ra đời những mẫu khay trà độc đáo vừa đảm bảo tính ứng dụng vừa có giá trị thẩm mỹ.  
(Khay trà lá sen - sản phẩm của Vạn Bảo Ngọc)
(Khay trà lá sen)
Vừa thưởng trà vừa ngắm nhìn những họa tiết độc đáo, thú vị  hình con cua, con ếch, hoa sen,…. sẽ giúp ta cảm thấy vui vẻ hơn, giảm căng thẳng muộn phiền và câu chuyện trên bàn trà cũng thêm phần ấm áp thân tình.  

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Thái Bình Hưng Bảo - Đồng tiền đầu tiên của Việt Nam

Đồng Thái Bình Hưng Bảo


Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh - người anh hùng của vùng đất Ninh Bình, đã dẹp loạn 12 sứ quân, thành lập nhà Đinh và xưng Đinh Tiên Hoàng Đế, mở đầu một kỷ nguyên độc lập thống nhất cho nước Việt. Ông đã cho phát hành đồng tiền riêng của triều đại mình đó là đồng Thái Bình Hưng Bảo đúc năm 970. Đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo được đúc bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, biểu tượng cho trời và đất theo quan niệm của người phương Đông, mặt tiền ghi 4 chữ Hán: Thái Bình Hưng Bảo được viết nổi đối xứng qua lỗ vuông. Trong đó “Thái Bình” là tên hiệu của vua Đinh Tiên Hoàng cũng là ước muốn cầu cho thiên hạ thái bình, hưng thịnh, còn “Bảo” tức là quý hiếm. 



(Đồng tiền thời Đinh được trưng bày tại Vạn Bảo Ngọc) 

(Hộp đựng đồng tiền thời Đinh - Vạn Bảo Ngọc)

Đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo không chỉ có ý nghĩa là đồng tiền đầu tiên của Việt Nam mà còn góp phần khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa mà vua Đinh Tiên Hoàng đã xác lập. Chính vì thế Vạn Bảo Ngọc đã cho ra đời sản phẩm thủ công mỹ nghệ Đồng tiền triều Đinh để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử ấy của dân tộc. Vạn Bảo Ngọc mong muốn truyền tải các câu chuyện lịch sử, chia sẻ các sản phẩm văn hóa dân tộc đến bạn bè trong nước và quốc tế.




Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Tranh Phượng Hoàng Đất

Phượng hoàng là một trong tứ linh. Trước đây người ta chia ra con mái gọi là Phượng con trống gọi là Hoàng. Sau này người ta đã không còn phân biệt đực, cái mà coi Phượng Hoàng  là con cái để ghép đôi với Long (rồng) mang ý nghĩa tượng trưng cho giống đực. Tuy rằng người ta chưa chứng minh được sự tồn tại của Phượng Hoàng nhưng Phượng hoàng đất là loài có thật.



(Phượng hoàng đất trong thiên nhiên)
  (Tranh Phượng Hoàng Đất - Vạn Bảo Ngọc Crafts)

Ở Việt Nam, phượng hoàng đất sinh sống trong một số khu rừng. Trong đó Tràng An, Ninh Bình là nơi được nhắc tới nhiều nhất. Người ta tin rằng Phượng hoàng đất sẽ mang lại may mắn cho những ai nhìn thấy nó. Dù đều này có thật hay không thì việc được nhìn thấy một chú Phượng Hoàng Đất một lần trong đời cũng trở thành mơ ước của rất nhiều du khách. Lấy cảm hứng từ điều này Vạn Bảo Ngọc Crafts đã cho ra đời tác phẩm tranh gỗ “Phượng Hoàng Đất”. Nhờ đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của những nghệ nhân tài hoa đã thổi hồn vào từng tác phẩm nghệ thuật.  Thủ công mỹ nghệ Vạn Bảo Ngọc hy vọng rằng tranh “Phượng Hoàng Đất” sẽ đem lại may mắn, hạnh phúc cho tất cả những ai nhìn thấy. Cũng ý nghĩa  như ta được gặp phượng hoàng đất ngoài đời thực.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Chất liệu cói trong sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ

Cói là một trong những nguyên liệu đặc sắc của làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Là sản phẩm của Thiên nhiên nên chất liệu cói ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng khi mà xu hướng Xanh hóa nguyên liệu sản xuất đang lên ngôi. Từ xa xưa cây cói mọc xen kẽ với các loại sú, vẹt trên các bãi rộng hoang vu. Cói được chia làm 2 loại để phục vụ cho từng loại sản phẩm. Loại cói mọc hoang có phần gốc to, thân dẹt ra ba cạnh. Loại cói này thường được dùng để dệt chiếu thô và thảm cói. Loại cói trồng thân thẳng, đều dùng để dệt các loại chiếu đậu, chiếu cờ,…..  

(Cây cói nước)

Để có được một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt chất lượng  là cả một quy trình công phu từ khi trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói…cho đến khâu cuối cùng là đan, dệt và hoàn thiện sản phẩm.

(Phơi cói)

Các sản phẩm từ cói được yêu thích vì độ đa dạng trong kiểu dáng và màu sắc. Cói thường được sử dụng để đan, dệt các sản phẩm chiếu, mũ, giỏ,.... Tùy và óc sáng tạo và đôi bàn tay tài hoa của người thợ thủ công đã cho ra những sản phẩm cói đa dạng và nghệ thuật. Thời kỳ trước đây các sản phẩm cói chủ yếu xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Đến nay đã mở rộng thị trường sang các nước Đan Mạch, các nước thuộc Liên Xô (cũ), Na uy, Nhật Bản,….Hiện nay do sự chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến sự mở rộng ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành cói mỹ nghệ nói riêng ra Thế giới.Hy vọng trong tương lai ngành cói nói riêng cũng như ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam sẽ có bước tiến mới trên thị trường quốc tế.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Hội chợ thủ công mỹ nghệ - Bazaar Berlin 2016

Bazaar Berlin 2016 (trước đây mang tên Import Shop Berlin) -  hội chợ bán lẻ quốc tế sẽ diễn ra vào ngày 16-20 tháng 11 năm 2016 tại Trung tâm hội chợ Berlin, Đức.


Bên cạnh những sản phẩm trưng bày truyền thống mang đậm nét văn hóa, tinh hoa của nhiều quốc gia trên toàn thế giới như: đồ thủ công mỹ nghệ bằng chất liệu đá, gỗ, gốm, sứ, mây tre đan, thêu tay dùng trang trí nội thất, quần áo, đồ trang sức các loại, quà tặng giáng sinh.. còn có nhiều gian hàng massage nhằm giúp khách khi đi mua sắm có thể được thư giãn sau nhiều giờ dạo quanh hội chợ.



Theo như thống kê của ban tổ chức Messe Berlin, hội chợ năm 2016 được tổ chức với diện tích 7.234 m2, thu hút 577 nhà triển lãm đến từ 60 quốc gia khác nhau trên thế giới tới tham gia trưng bày và bán hàng tại hội chợ và 41.361 khách tới tham quan, mua sắm vào dịp giáng sinh. Với doanh thu trung bình từ mỗi khách đến tham quan lên khoảng 140 Euro.


Đối với các doanh nghiệp mới đang có nhu cầu để thâm nhập và để quảng bá sản phẩm của mình tại thị trường Châu Âu thì hội chợ này sẽ là nơi lý tưởng nhất vì thông qua việc bán hàng, Quý vị có thể tìm hiểu thêm thị hiếu của người Châu Âu nói chung và người Đức nói riêng. Còn đối với những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm với thị trường Châu Âu, đây cùng là cơ hội để doanh nghiệp có thể tăng doanh thu bán hàng  vào cuối năm.
                                                                         
                                                                                Nguồn: Vietnam.ahk.de

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Xây dựng thương hiệu con đường phát triển của làng nghề Việt Nam

Sản phẩm làng nghề của Việt Nam hiện nay đã và đang chịu sức ép mạnh mẽ từ sản phẩm cùng loại, giá thành rẻ hơn từ các nước trong khu vực. Trước thực trạng ấy, các hiệp hội làng nghề đã ra đời để cùng nhau lên kế hoạch xây dựng thương hiệu, tìm hướng đi mới cho làng nghề nhằm gìn giữ và phát triển thương hiệu riêng.  


Để giữ gìn và phát triển các sản phẩm của làng nghề, các làng nghề cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền, hoạch định được chiến lược phát triển cụ thể, nhằm quảng bá, marketing thương hiệu của mình ra công chúng. Các sàn giao dịch, các kênh mua sắm an toàn, uy tín về các sản phẩm làng nghề đã ra đời, các ngày hội của làng nghề được tổ chức thường xuyên cũng đã tạo được sự quan tâm của khách hàng.
Quan trọng để các làng nghề tồn tại và phát triển và gìn giữ thương hiệu thì ngay bản thân các cá nhân tại làng nghề cần phải thay đổi để tự nâng cao chất lượng, tay nghề, công nghệ…sao cho sản phẩm làng nghề tăng sức cạnh tranh và đến gần hơn với người tiêu dùng.

Một trong những làngnghề tiêu biểu thành công trong việc xây dựng thương hiệu phải kể đến là làng bún Phú Đô. Năm 2010 người dân làng bún Phú Đô đã chủ động liên kết, đề xuất xây dựng thương hiệu bún quốc gia và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận. Ngay sau đó, làng nghề truyền thống này đã tổ chức “Ngày Hội nghề truyền thống Bún Phú Đô” cũng như xây dựng khu ẩm thực riêng để quảng cáo thương hiệu bún Phú Đô, thông qua các món ăn truyền thống, gần gũi như: Bún riêu, bún mọc, bún bò, bún đậu…đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong lòng du khách thập phương, cũng như bạn bè quốc tế.

Xây dựng và giữ gìn thương hiệu là điều quan trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là hướng đi và chiến lược quảng bá làm sao để hiệu quả và được người tiêu dùng đón nhận.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Làng nghề mây tre đan Đồng Nang

Làng nghề mây tre đan Đồng Nang ở xã Văn Phú (huyện Nho Quan) được UBND tỉnh công nhận năm 2013. Trước tác động của cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hóa, nhiều làng nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một, nhưng ở làng nghề mây tre đan Đồng Nang đã từ nhiều năm nay, chưa một ngày vắng bóng sản phẩm…

               Dù gặp nhiều khó khăn song người dân Đồng Nang vẫn say với nghề.

 
Dù gặp nhiều khó khăn song người dân Đồng Nang vẫn say với nghề.

Cụ Nguyễn Thị Bẩy năm nay đã ngoài 80 tuổi. Mặc dù con cái đã trưởng thành, chăm lo chu đáo cho cụ cái ăn cái mặc song chẳng lúc nào cụ chịu im chân im tay. Cụ bảo, một ngày không được ngửi cái mùi ngai ngái của tre mới, không được tự tay cạp cái thúng tròn vành vạnh ấy là cụ không chịu được. Với cụ, giờ đây nghề đan thúng không chỉ là cơm ăn, áo mặc mà còn là trách nhiệm, là cách để tỏ lòng tri ân với một nghề truyền thống đã giúp bao thế hệ người dân Đồng Nang no lòng.

Vừa thoăn thoắt tay đan, cụ bỏm bẻm nhai trầu rồi kể cho chúng tôi nghe về những ngày đầu tiên đến với nghề. Năm tròn 10 tuổi, cụ Bảy đã biết đan lát để phụ giúp gia đình. Bởi thế, mà tuy là gái song cụ Bẩy là tay đan có hạng ở làng. Thời ấy, cả làng Đồng Nang đều làm nghề đan thúng. Từ 2-3 giờ sáng, cả làng đã í ới gọi nhau đi chợ để mua tre. Để có những sản phẩm đẹp thì khâu chọn tre rất quan trọng. Tre phải vừa già tới và óng ả, chứ non quá hoặc già quá đều không được. Những người đàn ông trong làng phải sang tận nơi, chọn từng gốc tre rồi thuê xe trâu chở về. Những gia đình neo người thì phải huy động thêm cả phụ nữ và con trẻ đi vác tre. Đến khi gà gáy sáng là những người đi mua tre đã kịp về đến nhà, ăn vội bát cơm độn sắn rồi ai vào việc nấy. Trẻ con kịp tới trường, người lớn thì cắt ống, pha tre, chẻ mỏng rồi vót nan đem phơi nắng. Hôm nào trời nắng ráo thì nan tre khô đẹp, gặp phải những ngày thời tiết xấu thì bà con phải gác nan trên bếp rồi đốt trấu hong khói cho tới khô. Theo những người làm nghề thì nếu nan không được khô thì khi đan sẽ bị mốc, ngót, sản phẩm làm ra không đẹp, bền.

Trẻ con thời ấy cũng chẳng có thời gian chơi đáo, chơi khăng. Ngoài giờ học, thì trẻ em đều tham gia đan lát với gia đình. Những buổi họp thôn, mọi người còn tranh thủ mang cả mấy đoạn tre đi tranh thủ vừa chẻ nan hoặc đan. Tiếng cười nói râm ran, không khí nhộn nhịp, tình người thêm thắt chặt. Nhà ai cũng treo đèn dầu đan lát tới khuya để kịp có nhiều sản phẩm cho các bà, các mẹ, các chị đi bán vào phiên chợ sớm. Thời ấy, những nông cụ, vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày của bà con nông thôn chủ yếu là hàng tre đan nên thị trường tiêu thụ rộng, sản phẩm đa dạng từ thúng, nia, rổ, rá… làm ra bao nhiêu cũng không lo bị ế. Vì  vậy, nếu không được giá, người dân cũng chẳng phải “bán thốc, bán tháo”, mà mang về gác bếp, mòng hóng sẽ làm cho sản phẩm bóng, đẹp hơn và sẽ được giá hơn ở những phiên chợ sau. Thời ấy, một đôi thúng đổi được 4 bơ gạo, không nhiều song cũng đủ để người dân Đồng Nang không bị đứt bữa.

Thời buổi kinh tế thị trường đã mở ra cho người dân Đồng Nang nhiều cơ hội để tìm một việc làm “sang” hơn với thu nhập cao hơn, song ở Đồng Nang vẫn rất nhiều người chọn nghề đan thúng để làm kế sinh nhai mặc dù nếu làm chăm chỉ, thì tiền công cũng chỉ được chừng 35-40 nghìn đồng/ngày. Ông Bùi Cộng Hòa, người có trên 30 năm gắn bó với nghề đan thúng tâm sự, làm nghề đan thúng đơn giản, không đòi hỏi công đoạn cầu kỳ, từ người già đến trẻ em đều có thể tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi là làm được. Hơn nữa, bây giờ làm nghề đan lát nhàn hơn ngày xưa rất nhiều. Người làm nghề không phải vất vả đi mua tre, mà nguyên liệu được chở về tận ngõ, tận nhà để bán. Hàng làm ra lại được thương lái về tận nơi thu mua. Sức tiêu thụ của các sản phẩm từ tre này cũng phụ thuộc vào từng thời điểm. Thường thì khi giáp vụ thu hoạch lúa là sức mua lớn hơn. Hàng đẹp thì giá cao, hàng trung bình giá thấp hơn. Tuy không bị thương lái đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng, song người dân Đồng Nang đều tự bảo nhau không thể làm ẩu để giữ uy tín cho sản phẩm mây tre đan Đồng Nang. Bởi thế, mà mối quan hệ mua-bán ấy diễn ra nhẹ nhàng khác hẳn với sự “láu cá” thường thấy trên thương trường.

Ông Đinh Văn Tuấn, Trưởng thôn Đồng Nang cho biết, nghề mây tre đan Đồng Nang được công nhận là làng nghề cấp tỉnh từ năm 2013. Tuy không mang lại được sự giàu có cho các hộ làm nghề song nó cải thiện đáng kể cuộc sống cho người dân nơi đây. Hiện, toàn thôn Đồng Nang có gần 150 hộ thì có trên 70 hộ tham gia làm nghề. Tuy nhiên, những năm gần đây, sản phẩm từ tre đã bị “lép vế” trên thị trường bởi sự ra đời của hàng loạt những sản phẩm từ nguyên liệu khác tiện lợi, đẹp mắt như nhôm,  inox, nhựa…bởi vậy mà các mặt hàng của làng nghề kém phong phú, đa dạng. Số hộ làm nghề cũng bị giảm đáng kể.
Đối mặt với nhiều khó khăn, song tình yêu nghề, lòng nhiệt huyết và mong muốn giữ gìn nghề truyền thống của cha ông đã “giữ lửa” cho làng nghề Đồng Nang. Đều đặn mỗi ngày, hàng trăm sản phẩm từ mây, tre chứa đựng tình người của người quê được đưa ra thị trường. Nhưng, người dân làng nghề Đồng Nang vẫn mơ ước các sản phẩm của họ không chỉ đơn giản là “nông cụ” mà còn là những vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân khắp cả nước. Để hiện thực được giấc mơ đó, bên cạnh lòng yêu nghề và đôi tay khéo léo, thì làng nghề mây tre đan Đồng Nang còn cần hơn nữa sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành trong việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, qua đó góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho những người làm nghề ở Đồng Nang.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Làng chạm khắc đá Ninh Vân, Ninh Bình

Nghề chạm khắc đá Ninh vân không chỉ nổi tiếng ở Ninh Bình mà còn nổi tiếng ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Hiện nay nghề " chạm khắc đá" đã trở dần trở thành thương hiệu của người dân Ninh Bình. Nghề đã có từ từ rất lâu đời, qua biết bao đôi bàn tay khéo léo của biết bao thế hệ trong những giai đoạn thăng trầm của lịch sử.

Từ những hòn đá, khối đá to lớn, thô kệch, qua đôi bàn tay của những người thợ đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Các sản phẩmchạm khắc đá Ninh Vân nhìn từ góc độ văn hoá thì đó là sự hoá thân của thiên nhiên trong môi trường sinh hoạt văn hoá của con người.


Qua các sản phẩm chạm khắc đá trong những công trình kiến trúc đền, chùa, nhà thờ, lăng mộ đá, các linh vật đá như sư tử đá, rồng đá, nghê đá, vôi đá... đều dễ nhận thấy là thiên nhiên và văn hoá cổ truyền hoà quyện chặt chẽ, khó có thể tách rời được.
Những tác phẩm tạc rồng đá, những bức phù điêu, hoa văn được chạm trổ rất công phu tạo nên "bức tranh long sàng" đặt tại đền vua Đinh thật sự tài hoa, ấn tượng. Ngoài ra còn có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và những đồ vật bằng đá như: bộ ấm trà, gạt tàn thuốc lá, khóm trúc, bé cưỡi trâu, đĩa, bát, tranh ảnh....
Tất cả đều được chạm khắc tinh tế, sống động, đường nét tao nhã, uyển chuyển, mềm mại được tạo nên từ   đôi bàn tay khéo léo và khối óc tuyệt vời của các nghệ nhân nơi đây.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Ở Việt Nam, có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như: gốm sứ, sản phẩm tre, sơn mài, đồ khảm trai..

Gốm sứ:
Có nhiều ngôi làng trong khắp cả nước sản xuất đồ gốm sứ. Một trong số đó là những ngôi làng: Phù Lãng ở tính Bắc Ninh, Hương Canh ở tỉnh Vĩnh Phúc, Lộ Chùm ở tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hà ở Hội An (tỉnh Quảng Nam) và Biên Hòa ở tỉnh Đồng Nai.
Làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) là ngôi làng cổ. Theo tài liệu lịch sử, các sản phẩm của ngôi làng này nổi tiếng từ thời xa xưa vào thế kỷ thứ 15.
Ngày nay, gốm sứ Việt Nam nổi tiếng trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Những sản phẩm truyền thống bao gồm các mặt hàng nhà bếp hay khay. Những chiếc bát có kiểu mẫu hoa văn của Bát Tràng được xuất khẩu sang Thụy Điển Sweden, những chiếc bình chậu dưa chuột được xuất khẩu sang Nga, những chiếc ấm trà được xuất sang Pháp.
Sản phẩm tre:
Sản phẩm mây tre đan là nguồn nguyên liệu phong phú mà được sử dụng bởi những người thợ thủ công Việt Nam. Những lợi thế của các sản phẩm này được cho là nhẹ, bền và khả năng chống mối mọt tốt.
Các sản phẩm mây tre đan Việt nam xuất hiện đầu tiên trên thị trường thế giới tại hội chợ Paris vào năm 1931. Kể từ đó, có hơn 200 mặt hàng được làm từ những nguyên liệu này được bày bán ở nước ngoài. Trong số đó, mặt hàng phổ biến nhất là những chiếc giỏ, bình hoa, chùm đèn và kệ sách.
Sơn mài:
Đồ sơn mài thực sự là mặt hàng tiêu biểu cho Việt nam, mặc dù nó cũng có mặt ở nhiều quốc gia Châu Á khác. Người ta nói rằng: nhựa được chiết suất từ cây ở tỉnh Phú Thọ là loại tốt nhất. Như vậy, các sản phẩm sơn mài được sản xuất tại Việt Nam rất đẹp và bền.
Vào đầu thế kỷ thứ 18, người dân ở quận Ngũ Nam - thuộc Thăng Long, Hà Nội chuyên làm các sản phẩm sơn mài. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các sản phẩm sơn mài chỉ mang 4 màu sắc: đen, đỏ, vàng và nâu, Tuy nhiên, dựa trên sự cải tiến của công nghệ kỹ thuật trong những năm sau đó, nhiều màu sắc nhuộm đã được bổ sung, tạo nên sự đa dạng phong phú hơn của màu sơn mài.
Hiện nay, các sản phẩm sơn mài được làm tại Việt Nam rất cần thiết cho thị trường trong nước và quốc tế. Các sản phẩm có tiếng bao gồm tranh tường, bình hoa, hộp trang sức, khay, bàn cờ và bình phong.
 Đồ khảm trai:
Thợ thủ công làm ra các loại khảm khác nhau từ vỏ sò và ngọc trai để bày bán rộng rãi về mảng màu sắc. Tác phẩm này đòi hỏi nhiều cố gắng cũng như quá trình làm khảm bao gồm nhiều bước trong đó là bước thiết kế, mài, cắt, khắc, đục và đánh bóng.
Khảm được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp đồ nội thất để trang trí cho bàn, ghế, khung tranh và khay  để miêu tả những câu chuyện cổ tích khác nhau. Những câu chuyện cổ tích này được miêu tả như cảnh thiên nhiên, chẳng hạn như chim, bươm bướm, ao sen và cây chuối.
Quá trinh làm khảm đã làm gia tăng giá trị của đồ gỗ. Theo truyền thuyết, nghề thủ công mỹ nghệ này bắt nguồn từ làng Chuôn thuộc tỉnh Hà Tây.



Hầu hết các tác phẩm điêu khắc truyền thống được làm tại tỉnh Đà Nẵng, cụ thể hơn là ở gần núi Ngũ Hành Sơn nằm giữa làng Quan Khải và Hòa Khê.
Nhà điêu khắc tạo ra các nét khắc đá khác nhau nhằm mang lại giá trị cao, bao gồm vòng đeo tay, gạt tàn,tượng phật, hoa, lá, cây để trang trí và tượng con vật như con mèo và con công.

Thêu:
Trước đây, thêu chủ yếu được dành riêng cho phúc lợi của tầng lớp trên, đền và chùa. Kỹ thuật thêu của loại nghệ thuật này thì khá đơn giản và nó bao gồm chỉ có 5 màu sắc của chỉ: vàng, đỏ, xanh lá cây, tím và xanh da trời.
Hiện nay, các sản phẩm hàng thêu đáp ứng cho cả hai mục đích hữu ích và trang trí. Những công nghệ mới đã giúp ích cho việc sản xuất các vật liệu mới chẳng hạn như vải trắng, đèn chụp và ren. Kết quả là, ngành công nghiệp thêu đã phát triển và hiện có một loạt sản phẩm mới bao gồm vỏ gối, ga trải giường và kimono. Hầu hết các sản phẩm thêu đòi hỏi kỹ thuật khéo léo là các tác phẩm chân dung yêu cầu dùng chỉ thêu lên tới 60 màu sắc khác nhau.
Người ta tin rằng: Thêu có nguồn gốc từ làng Quất Động tỉnh Hà Tây.

 Đồ trang sức:
Ngay từ thế kỷ thứ 2, người Việt Nam đã dùng vàng và bạc để tạo ra đồ trang sức. Có 3 phương pháp khác nhau để tạo ra trang sức vàng và bạc, bao gồm cả khắc tinh xảo, đúc, đây là  quá trình nung chảy kim loại và đổ vào hoa, chì hay khuôn có hình dạng con chim và quá trình phổ biến là quá trình đánh bóng kim loại.
Ba kỹ thuật này được kết hợp để tạo ra những đồ trang sức phức tạp. Bởi nguyên vật liệu phức tạp, màu sắc của vàng và độ sáng bóng của bạc, nét đẹp của dây chuyền, vòng đeo tay, bông tai, nhẫn, khay và ly được tạo ra.
Người ta nói rằng: Vàng có nguồn gốc ở làng Công Định gần Hà Nội và bạc có nguồn gốc ở làng Đồng Xâm tỉnh Thái Bình.

 Nghề gỗ:
 Từ những năm 1980, việc sản xuất đồ gỗ tốt đã trải qua 1 cuộc hồi sinh mạnh mẽ. Những tác phẩm nghệ thuật này có được nhiều sau khi tìm kiếm cả thị trường trong nước và nước ngoài. Hầu hết những tác phẩm phổ biến này là tượng gỗ và bộ ghế gỗ, tủ và giường gỗ.
Ngày nay, có nhiều công ty kinh doanh sản xuất và buôn bán các mặt hàng bằng gỗ. Những người thợ thủ công khéo léo đã sản xuất ra nhiều sản phẩm đẹp và được đánh giá cao.

Đúc đồng:
Đúc đồng là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến truyền thống nhất và lâu dài nhất ở Việt Nam. Với sự trợ giúp của công nghệ, một số mặt hàng đúc đồng cổ trên khắp đất nước được bảo tồn. Khoảng 3000 năm trước, người Việt cổ đã khám phá ra cách đúc đồng để tạo ra các công cụ bằng đồng thau, vũ khí và đồ trang sức, trong đó, bắt đầu từ thời kim loại. Một số tượng được làm bằng đồng được bảo tồn là bằng chứng cho thời kỳ tươi đẹp đúc đồng ở Việt Nam. Những năm sau đó, để theo đuổi năng khiếu của tổ tiên,  những người thợ thủ công đã tạo nên nhiều sản phẩm bằng đồng mang tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Một số mảnh đúc đồng nổi tiếng nhất mà ngày nay biết đến bao gồm cả một loạt trống đồng có từ năm 1835-1837.
Ngày nay, chỉ có một vài ngôi làng đúc đồng còn lại, chẳng hạn như Ngũ Xá ở Hà Nội, khu đúc đồng gần Huế và Phước Kiều ở Quảng Nam.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Làng nghề mộc Phúc Lộc Ninh Bình

 Làng nghề mộc Phúc Lộc nằm trên địa phận phường Ninh Phong - thành phố Ninh Bình nằm cách trung tâm thành phố khoảng 2km.



Nghề mộc Phúc Lộc có từ rất lâu đời, ngôi đình làng Phúc Lộc được xây dựng từ lâu để thờ Thành Hoàng và cũng là ông tổ làng nghề mộc của làng nhưng không rõ từ thời nào.


Làng nghề mộc Phúc Lộc hiện có hơn 400 người làm nghề sản xuất đồ gỗ. Sản phẩm phổ biến được sản xuất ở làng chủ yếu là: hàng trang trí nội thất, giường, tủ, bàn, ghế, sa lông, cửa, chấn song, tay vịn cầu thang bằng gỗ … có chất lượng cao và nhiều mẫu mã đẹp.
Hơn nữa, làng nghề mộc Phúc Lộc cũng có rất nhiều những nghệ nhân có đôi bàn tay khéo léo và khối óc tài nghệ chế tác nên những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, sang trọng mang phong cách truyền thống dân tộc như: tượng thờ, sập gụ, sập limcác loại đồ gỗ phục vụ tế tự, lễ hội, tu sửa đền chùa,…với những đường nét chạm khắc cực kì tinh xảo.

Sự khéo léo của người chạm khắc đá

        Thuở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều được làm từ đá. Đá chính là dư âm vạn năng từ ngàn xưa còn vọng lại...