Sản phẩm làng nghề của
Việt Nam hiện nay đã và đang chịu sức ép mạnh mẽ từ sản phẩm cùng loại, giá
thành rẻ hơn từ các nước trong khu vực. Trước thực trạng ấy, các hiệp hội làng
nghề đã ra đời để cùng nhau lên kế hoạch xây dựng thương hiệu, tìm hướng đi mới
cho làng nghề nhằm gìn giữ và phát triển thương hiệu riêng.
Để giữ gìn và phát triển
các sản phẩm của làng nghề, các làng nghề cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền, hoạch
định được chiến lược phát triển cụ thể, nhằm quảng bá, marketing thương hiệu của
mình ra công chúng. Các sàn giao dịch, các kênh mua sắm an toàn, uy tín về các
sản phẩm làng nghề đã ra đời, các ngày hội của làng nghề được tổ chức thường
xuyên cũng đã tạo được sự quan tâm của khách hàng.
Quan trọng để các làng
nghề tồn tại và phát triển và gìn giữ thương hiệu thì ngay bản thân các cá nhân
tại làng nghề cần phải thay đổi để tự nâng cao chất lượng, tay nghề, công nghệ…sao
cho sản phẩm làng nghề tăng sức cạnh tranh và đến gần hơn với người tiêu dùng.
Một trong những làngnghề tiêu biểu thành công trong việc xây dựng thương hiệu phải kể đến là làng
bún Phú Đô. Năm 2010 người dân làng bún Phú Đô đã chủ động liên kết, đề xuất
xây dựng thương hiệu bún quốc gia và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận. Ngay
sau đó, làng nghề truyền thống này đã tổ chức “Ngày Hội nghề truyền thống Bún
Phú Đô” cũng như xây dựng khu ẩm thực riêng để quảng cáo thương hiệu bún Phú
Đô, thông qua các món ăn truyền thống, gần gũi như: Bún riêu, bún mọc, bún bò,
bún đậu…đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong lòng du khách thập phương, cũng
như bạn bè quốc tế.
Xây dựng và giữ gìn
thương hiệu là điều quan trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là hướng đi và
chiến lược quảng bá làm sao để hiệu quả và được người tiêu dùng đón nhận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét