Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Hành trình hồi sinh làng gốm Bồ Bát Ninh Bình

          Khi gốm Bát Tràng trở thành một thương hiệu nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc, thậm chí còn vượt qua phạm vi biên giới thì gốm Bồ Bát lại bị rơi vào quên lãng. Nỗi xót xa của người dân Yên Mô, Ninh Bình trước một nghề truyền thốn bị thất truyền sau hơn 10 thế kỷ thì giờ đây, làng gốm Bồ Bát đang đứng trước cơ hội được hồi sinh bởi chàng thanh niên 8X- Phạm Văn Vang mang trong mình ước mơ phục dựng thương hiệu nghìn năm tuổi.


            Làng gốm Bồ Bát xưa, nay là làng Bạch Liên,thuộc xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Theo sử sách ghi lại, làng gốm Bồ Bát (thời đó thuộc phủ Trường Yên) đã nổi danh từ cách đây hàng ngàn năm với những sản phẩm gốm sắc trắng độc đáo do các thợ tài hoa của làng sáng tạo ra. Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc đã được tìm thấy rất nhiều ở vùng này. Thời Lý - Trần, những người thợ tài hoa của làng đã sáng tạo ra những sản phẩm cao cấp như gạch đất nung“Đại Việt quốc quân thành chuyên” - loại gạch chuyên dùng để xây thành, các sảnphẩm gốm tinh xảo như đầu rồng, mặt linh thú, bát đĩa, đồ gia dụng... 
Năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, hàng loạt các nghệ nhân tại làng nghề Bồ Bát đã theo triều đình về đất Thăng Long xây dựng kinh đô mới, sản xuất các sản phẩm gốm sứ phục vụ triều đình và dân sinh. Những nghệ nhân này đã đến định cư tại vùng đất ven sông Hồng, nơi có đất sét tốt để sản xuất gốm sứ và thành lập nên làng nghề Bát Tràng ngày nay. Sau khi những nghệ nhân giỏi theo triều đình rời ra đất Thăng Long lập phường làm gốm mới, người dân Bồ Bát không còn giữ được nghề truyền thống, dần dần những người ở lại chủ yếu cấy lúa, làm ruộng để sinh sống và lãng quên đi cái nghề từng hưng thịnh một thời. Nghề gốm sứ ở Bồ Bát đã bị“thất truyền” từ đó.
Là người đầu tiên mở xưởng gốm duy nhất ở làng Bạch Liên, Phạm Văn Vang hy vọng với thương hiệu gốm Bồ Bát do chính bàn tay mình dày công gây dựng anh có thể góp phần nào công sức vực dậy thương hiệu gốm sứ từng mang lại tiếng thơm cho làng. Ở tuổi 31, Vang đã dành khoảng 10 năm tự mình tìm hiểu, xin học lại nghề cũ của làng Bồ Bát xưa, mở lò gốm ngay trên mảnh đất quê hương và nhiệt tình truyền lại nghề cho những người dân trong làng.
Tuy còn rất trẻ, nhưng những gì chàng thanh niên này làm được đã khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng. Một khu mái lợp tôn rộng hơn 300 mét vuông với hơn 20 thợ là quy mô xưởng sản xuất gốm hiện tại của anh Vang. Ngoài những sản phẩm chính là gốm mỹ nghệ như chuông gió, vòng cổ bằng sứ thì những sản phẩm gốm sứ khác như bát đĩa, ấm chén đều được chế tác rất tinh xảo, với nhiều họa tiết trang trí đặc sắc thể hiện bàn tay tài hoa của các nghệ nhân tại vùng đất có gốc làm nghề gốm.

Sản phẩm gốm Bồ Bát, Ninh Bình

 Mỗi sản phẩm dường như mang trong mình cái khí thế hào hùng của một làng nghề đang dần quay trở lại, mang theo ước mơ, hoài bão làm sống lại thương hiệu đã từng bị lãng quên của người dân Bạch Liên.

2 nhận xét:

Sự khéo léo của người chạm khắc đá

        Thuở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều được làm từ đá. Đá chính là dư âm vạn năng từ ngàn xưa còn vọng lại...