Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Ý nghĩa hình rồng trong lịch sử


Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật. Đây là con vật linh thiêng tượng trưng cho trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh…
Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở mỗi nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước.
(Ảnh:Internet)

Đối với dân tộc Việt Nam, rồng còn có ý nghĩa riêng, câu chuyện huyền thoại chàng Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con, hình ảnh con rồng đã dần dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt. Hà Nội là thủ đô cả nước, với tên gọi đầu tiên: Thăng Long. Vùng Đông Bắc nước ta có Hạ Long (rồng hạ), một trong những thắng cảnh đẹp nhất nước. Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long (chín rồng). Không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi.

Rồng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy mà các vua chúa đã lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực triều đình. Thời Lê, rồng trở thành bản mệnh của nhà vua. Hình tượng rồng được thêu lên tấm áo vua mặc. Trong thời kỳ đất nước ta bị lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc, rồng Việt Nam chịu ảnh hưởng của những con rồng các thời Tần, Hán, Đường,… và được cách điệu hóa dần dần để biến thành rồng hoàn chỉnh, tượng trưng cho uy quyền độc tôn của vua chúa phong kiến và thường được trang trí ở những nơi linh thiêng.
Tại đền thờ vua Đinh, hai tay vịn của Long sàng là hai con rồng đang uốn mình trên tầng mây cao. Dáng rồng rất thanh cao với đầu ngẩng cao  bay phất phới, râu dài thả rủ về phía trước. Biểu tượng đôi rồng thể hiện cho sự uy quyền, dũng mãnh, oai phong…thời kỳ đầu độc lập, tự do.
Nhằm mang những giá trị lịch sử vùng đất Cố đô tới bạn bè trong và ngoài nước thì nghệ nhân tại Vạn Bảo Ngọc đã chế tạo ra đôi rồng đền vua Đinh dựa trên số đo thực. Đôi rồng được sản xuất với nhiều kích thước và chất liệu khác nhau, thông qua sản phẩm như tái hiện lại ý nghĩa lịch sử, quá trình hình thành dân tộc Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sự khéo léo của người chạm khắc đá

        Thuở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều được làm từ đá. Đá chính là dư âm vạn năng từ ngàn xưa còn vọng lại...