Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Phát triển du lịch gắn với phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Ninh Bình nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh thơ mộng, quyến rũ và đậm chất văn hóa. Vùng đất chứa đựng biết bao sự tích huyền thoại và giá trị lịch sử. Các công trình kiến trúc, đền thờ miếu mạo vẫn được lưu giữ và bảo tồn, tiềm năng phát triển du lịch lớn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 81 làng nghề truyền thống trong đó có 64 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: 11 làng nghề chế tác đá, 4 làng nghề thêu ren, 39 làng nghề cói, 7 làng nghề mây tre đan, 2 làng nghề mộc và 1 làng nghề gốm sứ.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì cần phải gắn với phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làm sản phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn Ninh Bình. Là 1 trong 64 làng nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì cơ sở sản xuất Vạn Bảo Ngọc chính là một trong những địa chỉ được hàng nghìn du khách yêu thích, lựa chọn.


Nắm bắt được xu hướng người tiêu dùng, đồng thời quảng bá những nét đẹp văn hóa, lịch sử vùng đất Cố đô thì các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Vạn Bảo Ngọc đều mang đậm dấu ấn Ninh Bình như chùa Nhất Trụ, các sản phẩm khắc thơ núi Thúy, sập Long sàng….Kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã góp phần giúp các sản phẩm có nét đẹp riêng, độc đáo.


Tất cả sản phẩm đều được chế tác dựa trên những nguyên mẫu có thật và được thu nhỏ theo tỷ lệ thực đem đến sự chân thật và gần gũi nhất. Hàng trăm sản phẩm được tham gia triễn lãm, hội nghị để lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu làm quà tặng cho khách du lịch, góp phần quảng bá nét đẹp văn hóa của con người Ninh Bình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sự khéo léo của người chạm khắc đá

        Thuở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều được làm từ đá. Đá chính là dư âm vạn năng từ ngàn xưa còn vọng lại...