Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Cột Kinh Phật


Tháng 12/2015, Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ, được công nhận là Bảo vật quốc gia. Đây là hiện vật độc bản có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Là niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung và của người dân Ninh Bình nói riêng.
(Ảnh:Internet)

Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m, nặng 4,5 tấn. Cột được lắp ghép bằng 6 bộ phận khác nhau bao gồm: Tảng vuông, đế tròn, thân bát giác, thớt bát giác, đấu bát giác và đỉnh hoa sen. Các bộ phận của Cột kinh Phật được gắn chặt với nhau bằng “mộng” mà không cần sử dụng chất kết dính. Với kiến trúc độc đáo, tinh xảo đó trải qua hàng nghìn năm các bộ phận của cột vẫn không tách rời và giữ được vẻ nguyên sơ.

 Các mặt cột đá được khắc “Kinh Thủ Lăng Nghiêm”với mong muốn cầu cho quốc thái, dân an, triều đình vững mạnh, thể hiện sự tin tưởng, nhiệm màu của Phật pháp.
Cột kinh có cấu tạo độc đáo, họa tiết trang trí tinh tế, tinh hoa nghệ thuật chạm khắc chữ trên đá, nghệ thuật chế tác đá của cha ông ta. Khẳng định sự phát triển về điêu khắc, kỹ thuật chạm khắc đá của dân tộc Việt Nam thế kỷ X.

Chính những giá trị to lớn của bảo vật và dựa trên nguyên mẫu của Cột kinh Phật, các nghệ nhân Vạn Bảo Ngọc đã cho ra đời các tiêu bản nhỏ trên nhiều chất liệu khác nhau, góp phần quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất Cố đô tới bạn bè quốc tế.

Bên cạnh các tác phẩm về Cột Kinh Phật, tại khu trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn có hàng trăm sản phẩm với các tiêu bản nhỏ như sập Long sàng, đôi rồng đền vua Đinh, gỗ lũa khắc thơ núi Thúy….

Vạn Bảo Ngọc điểm đến níu giữ những tâm hồn yêu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nơi gắn kết những tâm hồn đồng điệu, ưa thích khám phá giá trị văn hóa, lịch sử.




x

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sự khéo léo của người chạm khắc đá

        Thuở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều được làm từ đá. Đá chính là dư âm vạn năng từ ngàn xưa còn vọng lại...